Phát hành và đánh giá Điệp_vụ_Boston

Phát hành

Điệp vụ Boston được công chiếu chính thức công chiếu ngày 6 tháng 10 năm 2006[19] và khởi chiếu ngày 3 tháng 8 năm 2007 tại các rạp ở Hà Nội.[3] Phim được MPAA xếp loại R (người dưới 17 tuổi đi xem phải có người lớn đi kèm) vì nội dung và ngôn ngữ bạo lực cũng như có chứa các cảnh sử dụng chất gây nghiện.[20] Trong tuần công chiếu đầu tiên tại Mỹ, phim đã thu về 26.887.467 USD, đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu tuần, đây là tác phẩm thứ ba của Scorsese đạt được thành tích này sau tuần công chiếu đầu tiên. Điệp vụ Boston tiếp tục trụ lại top 10 phim ăn khách Bắc Mỹ trong 7 tuần sau đó, tổng cộng phim thu về 132.384.315 USD tại thị trường Bắc Mỹ và 289.835.021 USD nếu cộng thêm cả doanh thu từ thị trường quốc tế. Đây là phim ăn khách nhất của Martin Scorsese tính cho đến năm 2008, vượt xa phim đứng thứ hai là The Aviator (2004, 102,6 triệu USD).[21]

Đánh giá chuyên môn

Tôi rất tò mò muốn biết điều gì của Vô gian đạo đã khiến Scorsese lần thứ hai trong sự nghiệp (sau Cape Fear) làm lại phim của một tác giả khác. Tôi nghĩ đạo diễn đã lập tức nhận ra rằng truyện phim, ở một tầng sâu nào đó, đã kết nối được cả hai khía cạnh nghệ thuật và tinh thần trong con người ông thành cùng một tâm điểm.

Nhà phê bình Roger Ebert nhận xét về bộ phim.[22]

Điệp vụ Boston sau khi công chiếu đã lập tức nhận được đánh giá tích cực từ cả công chúng và giới phê bình. Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, phim nhận được 91% lượng đồng thuận dựa theo 278 bài đánh giá, với điểm trung bình là 8,24/10.[1] Trên một trang thống kê phê bình điện ảnh khác là Metacritic, phim đạt số điểm 85 trên 100, dựa trên 39 nhận xét, chủ yếu là những lời khen ngợi.[2]

Nhà phê bình nổi tiếng Roger Ebert chấm phim tối đa bốn sao, ông cho rằng Martin Scorsese đã sử dụng rất tốt những chất liệu của Vô gian đạo để tạo nên một tác phẩm mang phong cách riêng "của Scorsese", dàn diễn viên của phim, đặc biệt là Leonardo DiCaprio và Matt Damon đã diễn rất đạt cuộc sống hai mặt và những xung đột trong suy nghĩ của những điệp viên nằm vùng. Ông cũng khen ngợi cách thể hiện vai "ông trùm" Costello của Jack Nicholson, một nhân vật không phải "bố già" kiểu Ý, không phải tay tội phạm huênh hoang đê tiện, mà là một gã chỉ huy thông minh chỉ vì thiếu thông tin mà phải bước chân vào con đường diệt vong.[10] James Berardinelli, một nhà phê bình nổi tiếng khác, cũng chấm phim tối đa bốn sao và cho rằng đây thực sự là một bi kịch kiểu Mỹ mang tính sử thi ("an American epic tragedy"), ông đánh giá Điệp vụ Boston hoàn toàn có thể sánh ngang với những tuyệt phẩm khác của Scorsese như Taxi Driver, Raging BullGoodfellas.[12]

Ngược với rất nhiều lời khen dành cho phim, J. Hoberman của tờ Village Voice lại cho rằng tuy phim không phải là chán nhưng cũng không gây được cảm xúc nào cho người xem, còn diễn xuất của Jack Nicholson trong vai Costello thì lại hơi quá đà và vượt ra khỏi sự kiểm soát cần thiết của đạo diễn.[23] Nhà phê bình nổi tiếng Stanley Kauffmann của tờ The New Republic thậm chí còn đánh giá rằng sự nhàm chán của Điệp vụ Boston chỉ chứng tỏ Martin Scorsese đã cạn kiệt sức sáng tạo, Jack Nicholson thì quá cường điệu vai diễn của mình còn cái kết của phim thì tầm thường một cách hài hước.[24]

So sánh với "Vô gian đạo"

Xem thêm: Vô gian đạo
Áp phích phim Vô gian đạo đã cho thấy sự khác biệt với Điệp vụ Boston khi chỉ tập trung vào hai nhân vật chính.

Theo lời người phát ngôn của Lưu Đức Hoa, người thủ vai Lưu Kiến Minh trong Vô gian đạo (tương ứng với vai Colin Sullivan của Matt Damon), thì ngôi sao điện ảnh Hồng Kông chấm Điệp vụ Boston 8/10 điểm, tuy nhiên anh cho rằng các nhân vật trong tác phẩm làm lại này chửi thề quá nhiều. Lưu Đức Hoa cũng không đồng ý với ý tưởng ghép hai nhân vật nữ trong Vô gian đạo (vai Lý Tâm Nhi của Trần Tuệ Lâm và Mary của Trịnh Tú Văn) lại thành một nhân vật nữ duy nhất và là điểm kết nối giữa Costigan và Sullivan (bác sĩ Madden do Vera Farmiga thủ vai). Anh còn nhận xét rằng hình tượng Sullivan do Damon xây dựng khá tương phản với nhân vật Lưu Kiến Minh của anh, nếu như Lưu Kiến Minh trong Vô gian đạo là một tay điệp viên dày dặn luôn lưỡng lự trước cái thiệncái ác thì Colin Sullivan trong Điệp vụ Boston lại tỏ ra là một tên tội phạm tinh ranh từ đấu tới cuối phim.[25]

Trong một bài phỏng vấn do CNN thực hiện, đạo diễn Lưu Vĩ Cường của Vô gian đạo nói rằng ông rất vui khi phim của mình được Martin Scorsese, một thần tượng trong nghề của chính Lưu, làm lại. Nhưng đồng thời đạo diễn họ Lưu cũng tỏ ý không hài lòng khi Điệp vụ Boston có quá nhiều điểm khác biệt so với bộ phim gốc, ví dụ triết lý Phật giáo trong Vô gian đạo hoàn toàn biến mất trong bộ phim làm lại, Điệp vụ Boston cũng có tuyến nhân vật dàn trải hơn chứ không chỉ tập trung vào hai nhân vật Trần Vĩnh Nhân (Lương Triều Vĩ thủ vai) và Lưu Kiến Minh (Lưu Đức Hoa) như trong Vô gian đạo. Lưu Vĩ Cường cũng cho rằng việc Scorsese thay đổi phần kết (để cho Sullivan chết trong khi Lưu Kiến Minh vẫn sống cho đến hết Vô gian đạo) là có thể hiểu được vì nó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khán giả Mỹ, ông đánh giá việc Điệp vụ Boston giành được giải Oscar là điều kỳ diệu vì nó được làm lại từ Vô gian đạo, một bộ phim theo Lưu là hoàn toàn đặt tính thương mại lên hàng đầu.[26] Đạo diễn thứ hai của Vô gian đạo là Mạch Triệu Huy, người đồng thời cũng là đồng tác giả kịch bản gốc, khi trả lời phóng vấn tạp chí TIME cho biết rằng ông thấy thất vọng khi đạo diễn nổi tiếng của thể loại phim hình sự Martin Scorsese làm Điệp vụ Boston đã không giữ được tinh thần của truyện phim gốc. Về lễ trao giải Oscar trong đó Điệp vụ Boston có hai giải lớn là Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất, Mạch đồng tình với giải thứ hai cho Martin Scorsese nhưng ông tỏ ra ngạc nhiên khi tác phẩm làm lại phim của mình giành tượng vàng thay vì bộ phim ông đánh giá cao là Babel. Mạch Triệu Huy cũng không hài lòng với việc người xướng danh đã đọc nhầm tác phẩm gốc của Điệp vụ Boston là một "phim Nhật Bản".[27]

Tôi không cho rằng bối cảnh Boston giống Hồng Kông. Tôi lấy từ bộ ba Vô gian đạo của Lưu Vĩ Cường ý tưởng về hai nhân vật điệp viên, và dù có thích hay không thì tôi cũng đưa nó vào những câu chuyện về lòng tin và sự phản bội.

Martin Scorsese trả lời câu hỏi về sự giống nhau giữa hai tác phẩm.[28]

Khác với giới làm phim châu Á, các nhà phê bình điện ảnh Mỹ lại đánh giá khá cao cách chuyển thể Vô gian đạo của Martin Scorsese. David Ansen của tờ Newsweek khen ngợi kịch bản chuyển thể của William Monahan vừa giữ được những tình tiết và nút thắt chính trong cuộc đối đầu giữa hai điệp viên, lại vừa bổ sung những yếu tố mới giúp truyện phim phù hợp với bối cảnh thành phố Boston nước Mĩ.[29] Tương tự như vậy, Glenn Kenny của tạp chí Premiere cho rằng phiên bản "Mĩ hóa" của Vô gian đạo này đã giữ được cốt truyện chính và có thêm những nút thắt mới giúp tạo sự khác biệt rõ ràng giữa bối cảnh của hai bộ phim.[30] James Berardinelli của ReelViews thậm chí còn cho rằng nếu như Vô gian đạo chỉ là một bộ phim giải trí mang tính đột phá thì chính Điệp vụ Boston mới là kiệt tác vì Martin Scorsese chỉ giữ lại cốt truyện chính của Vô gian đạo và biến đổi hoàn toàn bộ phim làm lại thành một tuyệt phẩm mang phong cách Scorsese với những nhân vật được khắc họa rõ nét nơn, truyện phim chặt chẽ hơn, khiến khán giả dù đã biết trước kết cục của phim gốc cũng vẫn ngồi lại xem Điệp vụ Boston tới tận phút cuối cùng.[12] Bên cạnh đó, tờ The New York Times đưa ra nhận xét rằng tuy Điệp vụ Boston lấy cốt truyện gốc từ Vô gian đạo nhưng trước đó chính bộ phim của Lưu Vĩ Cường và Mạch Triệu Huy đã chịu ảnh hưởng của phong cách làm phim hình sự từ Martin Scorsese, đạo diễn bậc thầy của thể loại này.[31] Về phần mình, bản thân đạo diễn Martin Scorsese cũng nói rằng ông chỉ lấy những ý tưởng chính của Vô gian đạo và cố gắng tạo ra một tác phẩm tốt nhất theo kịch bản chuyển thể của Monahan, điều này trùng với nhận định của nhà phê bình Roger Ebert khi ông cho rằng tuy có nhiều điểm giống nhau giữa hai bộ phim nhưng đây hoàn toàn là một tác phẩm của Scorsese trên mọi khía cạnh.[4][10]

Top 10 phim

Điệp vụ Boston được rất nhiều nhà phê bình xếp vào top 10 phim hay nhất của năm 2006, một số nhà phê bình như James Berardinelli của ReelViews hay Richard Roeper của Chicago Sun-Times còn đánh giá đây là phim hay nhất năm. Dưới đây là danh sách vị trí xếp hạng của phim theo một số nhà phê bình có uy tín:[32]

Vị tríBảng xếp hạngVị tríBảng xếp hạng
Thứ nhấtJames Berardinelli, ReelViewsThứ haiKyle Smith, New York Post
Thứ nhấtRichard Roeper, Ebert and RoeperThứ haiRichard James Havis, The Hollywood Reporter
Thứ nhấtPeter Travers, Rolling StoneThứ haiRichard Schickel, Tạp chí Time
Thứ nhấtRene Rodriguez, The Miami HeraldThứ baFrank Scheck, The Hollywood Reporter
Thứ nhấtScott Tobias, The A.V. ClubThứ tưGlenn Kenny, Premiere
Thứ nhấtCharlie Lyons, The Purcellville GazetteThứ tưMarc Savlov, The Austin Chronicle
Thứ nhấtPhilip Martin, Arkansas Democrat-GazetteThứ tưMichael Wilmington, Chicago Tribune
Thứ nhấtChris Kaltenbach, The Baltimore SunThứ tưRoger Ebert, Chicago Sun-Times
Thứ haiKeith Phipps, The A.V. ClubThứ nămEmpire
Thứ haiMike Russell, The OregonianThứ nămDavid Ansen, Newsweek

Giải thưởng và đề cử

Với Điệp vụ Boston, cuối cùng Martin Scorsese cũng giành được Oscar đạo diễn sau 5 đề cử thất bại.

Được coi là một trong những phim hay nhất năm 2006, Điệp vụ Boston đã nhận được rất nhiều đề cử và giải thưởng từ các giải thưởng điện ảnh. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 79, phim đã chiến thắng tại 4 trong số 5 hạng mục được đề cử, bao gồm Phim hay nhất (cho Graham King), Đạo diễn xuất sắc nhất (cho Martin Scorsese), Kịch bản chuyển thể hay nhất (cho William Monahan) và Biên tập phim xuất sắc nhất (cho Thelma Schoonmaker). Mark Wahlberg được đề cử cho hạng mục Vai nam phụ xuất sắc nhất nhưng người giành tượng vàng ở hạng mục này là Alan Arkin (phim Little Miss Sunshine). Điệp vụ Boston đã vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá khác của hạng mục này là Babel (phim đã đánh bại Điệp vụ Boston tại giải Quả cầu vàng), The Queen (phim chiến thắng tại giải BAFTA), Letters from Iwo Jima và hiện tượng Little Miss Sunshine. Đây là bộ phim làm lại thứ hai trong lịch sử giải thưởng Oscar giành chiến thắng ở hạng mục Phim hay nhất (sau Ben-Hur năm 1959).[33] Với Martin Scorsese, đây là lần đầu tiên ông giành giải Oscar sau 5 đề cử thất bại, khi lên nhận giải ông đã nói đùa rằng nên kiểm tra lại phong bì lần nữa cho chắc,[34] một số phóng viên thậm chí nhận xét rằng tượng vàng lần này đến với Scorsese giống như "giải Oscar cho cống hiến sự nghiệp" hơn là giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc.[35] Còn với William Monahan, ông có được giải Oscar ở ngay lần đề cử đầu tiên cho kịch bản phim thứ hai trong sự nghiệp (sau kịch bản Kingdom of Heaven, 2005). Khi Monahan lên nhận giải, người xướng danh đã đọc nhầm kịch bản gốc mà ông chuyển thể, Vô gian đạo, thành phim Nhật Bản trong khi thực tế Vô gian đạo là một phim Hồng Kông.[27][36]

Danh sách giải thưởng và đề cử của Điệp vụ Boston[37]
Giải Oscar
Phim hay nhất
(Graham King)
Giành giải
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Giành giải
Kịch bản chuyển thể hay nhất
(William Monahan)
Giành giải
Biên tập phim xuất sắc nhất
(Thelma Schoonmaker)
Giành giải
Vai nam phụ xuất sắc nhất
(Mark Wahlberg)
Đề cử
Giải Quả cầu vàng
Phim chính kịch hay nhất
(Graham King)
Đề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Giành giải
Vai nam chính xuất sắc nhất - Phim chính kịch
(Leonardo DiCaprio)
Đề cử
Vai nam phụ xuất sắc nhất
(Mark Wahlberg, Jack Nicholson)
Đề cử
Kịch bản hay nhất
(William Monahan)
Đề cử
Giải BAFTA
Phim hay nhất
(Graham King)
Đề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Đề cử
Vai nam chính xuất sắc nhất
(Leonardo DiCaprio)
Đề cử
Vai nam phụ xuất sắc nhất
(Jack Nicholson)
Đề cử
Kịch bản chuyển thể hay nhất
(William Monahan)
Đề cử
Biên tập phim xuất sắc nhất
(Thelma Schoonmaker)
Đề cử
Giải của Hiệp hội nhà sản xuất phim Hoa Kỳ
(Producers Guild of America)
Nhà sản xuất phim điện ảnh của năm
(Graham King)
Đề cử
Giải của Hiệp hội đạo diễn Hoa Kỳ
(Directors Guild of America)
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Giành giải
Giải của Hiệp hội biên tập điện ảnh Hoa Kỳ
(American Cinema Editors)
Biên tập xuất sắc nhất
(Thelma Schoonmaker)
Giành giải
Giải của Hiệp hội diễn viên điện ảnh Hoa Kỳ
(Screen Actors Guild)
Giàn diễn viên xuất sắc nhấtĐề cử
Diễn viên nam phụ xuất sắc nhất
(Leonardo DiCaprio, Jack Nicholson)
Đề cử
Giải của Hiệp hội chỉ đạo nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ
(Art Directors Guild)
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất - Phim đương đại
(Kristi Zea)
Đề cử
Giải của Hiệp hội biên kịch Hoa Kỳ
(Writers Guild of America)
Kịch bản chuyển thể hay nhất
(William Monahan)
Giành giải
Giải Satellite
Phim chính kịch hay nhất
(Graham King)
Giành giải
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Đề cử
Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
(William Monahan, Trang Văn Cường, Mạch Triệu Huy)
Giành giải
Diễn viên nam phụ xuất sắc nhất
(Leonardo DiCaprio, Jack Nicholson)
Đề cử
Giải của Hiệp hội phê bình phim Boston
(Boston Society of Film Critics)
Phim hay nhất
(Graham King)
Giành giải
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Giành giải
Giàn diễn viên xuất sắc nhấtGiành giải
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
(Mark Wahlberg, Alec Baldwin)
Giành giải
Kịch bản hay nhất
(William Monahan)
Giành giải
Giải của Hiệp hội phê bình phim Chicago
(Chicago Film Critics Circle)
Phim hay nhất
(Graham King)
Giành giải
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Giành giải
Quay phim xuất sắc nhất
(Michael Ballhaus)
Đề cử
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
(Leonardo DiCaprio)
Đề cử
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
(Jack Nicholson)
Đề cử
Kịch bản chuyển thể hay nhất
(William Monahan)
Giành giải
Giải của Hiệp hội phê bình phim New York
(New York Film Critics Society)
Phim hay nhất
(Graham King)
Giành giải
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Giành giải
Kịch bản hay nhất
(William Monahan)
Giành giải
Giải của Hiệp hội phê bình phim Toronto
(Toronto Film Critics Circle)
Phim hay nhất
(Graham King)
Đề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Đề cử
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
(Mark Wahlberg)
Đề cử
Kịch bản hay nhất
(William Monahan)
Đề cử
Giải của Hiệp hội phê bình phim Luân Đôn
(London Film Critics Circle)
Phim hay nhấtĐề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất
(Martin Scorsese)
Đề cử
Nhà sản xuất phim người Anh của năm
(Graham King)
Đề cử

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điệp_vụ_Boston http://209.212.93.14/doc.mhtml?i=20061030&s=kauffm... http://news.ninemsn.com.au/article.aspx?id=147269 http://homevideo.about.com/od/dvdr6/fr/DepartedDVD... http://www.allmovie.com/cg/avg.dll?p=avg&sql=1:310... http://www.allmusic.com/album/r936556 http://www.allmusic.com/album/the-departed-origina... http://www.boston.com/ae/movies/oscars/articles/20... http://www.boxofficemojo.com/movies/?id=departed.h... http://edition.cnn.com/2006/SHOWBIZ/Movies/10/06/r... http://edition.cnn.com/2007/SHOWBIZ/Movies/02/25/o...